Note linh tinh về dãy Fibonacci

Định nghĩa
Dãy Fibonacci được định nghĩa như sau:
\(F_0 = 0, F_1 = 1\)
\(F_n = F_{n-1}+F_{n-2}, \quad n>1\)
Công thức tổng quát tính \(F_n\) - công thức Binet
$$\boxed{ F_n = \frac 1 {\sqrt 5} \left( \frac {1 + \sqrt 5} 2 \right)^n - \frac 1 {\sqrt 5} \left( \frac {1 - \sqrt 5} 2 \right)^n}$$
Chứng minh:
Dựa vào định nghĩa, ta có thể đưa về dạng ma trận như sau:
$$\left( \begin{matrix} F_{k+2} \\ F_{k+1} \end{matrix} \right) = \left( \begin{matrix} 1 & 1 \\ 1 & 0 \end{matrix} \right) \left( \begin{matrix} F_{k+1} \\ F_k \end{matrix} \right)$$
Gọi ma trận \(\mathbf A = \left( \begin{matrix} 1 & 1 \\ 1 & 0 \end{matrix} \right)\), vector \(\overrightarrow F_{k+1} = \left( \begin{matrix} F_{k+2} \\ F_{k+1} \end{matrix} \right), \overrightarrow F_{k} = \left( \begin{matrix} F_{k+1} \\ F_{k} \end{matrix} \right)\) ta có \(\overrightarrow F_{k+1} = \mathbf A \overrightarrow F_k\) , suy ra \(\overrightarrow F_{n} = \mathbf A^n \overrightarrow F_0\).
Ma trận \(\mathbf A\) có các giá trị riêng là: \(\displaystyle \varphi = \frac 1 2 (1 + \sqrt 5)\) và \(\displaystyle \psi=-\varphi^{-1} = \frac 1 2 (1 - \sqrt 5)\) tương ứng với các vector riêng \(\mu = \left( \begin{matrix} \varphi \\ 1 \end{matrix} \right)\) và \(\nu = \left( \begin{matrix} \psi \\ 1 \end{matrix} \right)\).
Với giá trị khởi đầu là \(\displaystyle \overrightarrow F_0 = \left( \begin{matrix} 1 \\ 0 \end{matrix} \right) = \frac 1 {\sqrt 5} \mu - \frac 1 {\sqrt 5}\nu\). Từ đó ta có
$$\begin{align*} \overrightarrow F_n &= \frac 1 {\sqrt 5} \mathbf A ^n \mu - \frac 1 {\sqrt 5} \mathbf A ^n \nu \\ &= \frac 1 {\sqrt 5} \varphi^n \mu - \frac 1 {\sqrt 5} \psi^n \nu = \frac 1 {\sqrt 5} \varphi^n \mu - \frac 1 {\sqrt 5} (-\varphi)^{-n} \nu \\ &= \frac 1 {\sqrt 5}\left( \frac {1 + \sqrt 5} 2 \right)^n \left( \begin{matrix} \varphi \\ 1\end{matrix} \right) - \frac 1 {\sqrt 5}\left( \frac {1 - \sqrt 5} 2 \right)^n \left( \begin{matrix} -\varphi^{-1} \\ 1\end{matrix} \right) \\ &= \left( \begin{matrix} F_{n+1} \\ F_n\end{matrix} \right) \end{align*} \\$$
Nếu rút trích công thức ra ta sẽ có:
$$F_n = \frac 1 {\sqrt 5} \left( \frac {1 + \sqrt 5} 2 \right)^n - \frac 1 {\sqrt 5} \left( \frac {1 - \sqrt 5} 2 \right)^n$$
Công thức 1: \(F_1^2+F_2^2+\dots+F_n^2 = F_nF_{n+1}\)
Chứng minh: Dùng pp quy nạp.
Đầu tiên, công thức đúng với \(n = 1: F_1 ^2 = 1^2 = F_1F_2 = 1. 1\)
Giả sử công thức đúng tới \(k\), nghĩa là: \(F_1^2+F_2^2+\dots+F_k^2 = F_kF_{k+1}\), ta chứng minh công thức đúng tới \(k+1\). Nghĩa là cần chứng minh: \(F_1^2+F_2^2+\dots+F_k^2 + F_{k+1}^2 = F_{k+1}F_{k+2}\).
Ta có \(F_1^2+F_2^2+\dots+F_k^2 + F_{k+1}^2 = F_kF_{k+1} + F_{k+1}^2 = F_{k+1}(F_k + F_{k+1}) = F_{k+1}F_{k+2} \quad \checkmark\)
Công thức 2: \(F_{m-1}F_n + F_mF_{n+1} = F_{m+n}\)
Chứng minh: Giữ \(m\) cố định, ta chứng minh công thức đúng với mọi \(n\) bằng phương pháp quy nạp.
Với \(n=1, F_1 = F_2 = 1\) do đó \(F_{m-1}F_n + F_mF_{n+1} = F_{m-1} + F_m = F_{m+1} \quad \checkmark\)
Giả sử công thức đúng với \(k\), ta chứng minh công thức đúng với \(k+1\)
$$\begin{align*} F_{m-1}F_{k+1} + F_mF_{k+2} &= F_{m-1}(F_{n-1}+F_n) + F_m(F_n + F_{n+1})\\ &= F_{m-1}F_{n-1} + F_{m-1}F_n + F_mF_n+F_mF_{n+1} \\ &=(F_{m-1}F_{n-1}+F_mF_n) + (F_{m-1}F_n + F_mF_{n+1}) \\ &= F_{m+n-1} +F_{m+n} \\ &= F_{m+n+1} & \checkmark \end{align*}$$
Vì công thức không phụ thuộc \(m\) nên công thức đúng với mọi \(m\) và \(n\)
Định lý 1:
Nếu \(n\) chia hết cho \(m\) thì \(F_n\) cũng chia hết cho \(F_m\).
Chứng minh: Vì \(n\) chia hết cho \(m\) nên \(n=mk\). Ta chứng minh quy nạp theo \(k\) và áp dụng Công Thức 2 ở trên:
\(k=1\) đúng
Giả sử đúng tới \(k\) ta có \(F_{mk}\) chia hết cho \(F_m\)
Kiểm tra trường hợp \(F_{m(k+1)}\), ta có: \(F_{m(k+1)} = F_{mk+m} = F_{mk}F_{m-1} + F_{mk+1}F_m\)
Rõ ràng \(F_{mk}F_{m-1}\) chia hết cho \(F_m\) và \(F_{mk+1}F_m\) cũng chia hết cho \(F_m\) nên ta có \(F_{m(k+1)}\).
Định lý 2:
$$\gcd(F_n,F_m) = F_{\gcd(m,n)}$$
Chứng minh:
Nhắc lại định lý: Nếu \(\gcd(m,n)=1\) thì \(\gcd(m,nk) =\gcd(m,k)\) bạn có thể tự chứng minh định lý này.
Vì \(m,n\) là độc lập tương đương nên ta giả sử \(n=m+r, 0 \le r \lt m\), ta có:
$$\begin{align*} \gcd(F_m, F_n) &= \gcd(F_m, F_{mk+1}F_r + F_{mk}F_{r-1}) \\ &=\gcd(F_m,F_{mk+1}F_r) \\ &=\gcd(F_m,F_r) \quad (\text {since }\gcd(F_m,F_{mk+1})=1) \end{align*}$$
Nếu ta liên tục lặp đi lặp lại công thức trên nhiều lần như thuật toán Euclide tìm ước số chung lớn nhất của hai số sẽ có \(\gcd(F_n,F_m) = \gcd(F_m,F_{mk+r}) = \gcd(F_m,F_r)=\gcd(F_r, F_{rk+q})=\gcd(F_r, F_q)= \dots\) dãy này liên tục giảm tương ứng cho đến giá trị \(\gcd(m,n)\) suy ra điều phải chứng minh.
Subscribe to my newsletter
Read articles from Legos Light directly inside your inbox. Subscribe to the newsletter, and don't miss out.
Written by
