#6: Khi cuộc sống là những sự lựa chọn

Huy NguyenHuy Nguyen
7 min read

Khi bạn sống đến 80 tuổi và trong khoảnh khắc yên tĩnh hồi tưởng kí ức bản thân trong nhiều năm qua, những câu chuyện ngắn gọn, súc tích và ý nghĩa nhất của cuộc đời về hàng loạt chọn lựa trong quá khứ sẽ hiện ra. Cuối cùng, chúng ta là lựa chọn của chính chúng ta.

Zeff Bezos - CEO Amazon - phát biểu tại Đại học Princeton, Ngày 30 tháng 05 năm 2010

Hello cả nhà, chúc mọi người có 1 ngày Chủ nhật vui vẻ.

Tuần vừa rồi thực sự có khá nhiều biến động đối với mình: mình nghỉ việc công ty cũ. Thực sự mình rất cảm kích và cảm thấy may mắn khi được ace đồng nghiệp quan tâm và quý mến. Mỗi khi rời công ty thì điều mình tiếc nuối nhất là không được làm việc với những người tuyệt vời. Ngẫm lại thì, nhiều quyết định của mình đều là những ngã rẽ của cuộc đời.

Những quyết định lựa chọn khối học cấp 3, lựa chọn trường đại học, quyết định đi làm sớm, hay chọn công ty,… đều là những quyết định lớn của mình mà nó là 1 phần định hình con người của mình.

Một người anh từng nói với mình rằng:

Không có lựa chọn đúng và sai, chỉ có lựa chọn tối ưu hay chưa tối ưu thôi. Nếu đã lựa chọn rồi thì làm cho tới.

Mình thấy đúng thật, chẳng có đúng và sai, ít nhất nếu mình cảm thấy sai thì mình cũng đã có một bài học. Tất nhiên là có quản trị rủi ro rồi nhé, chứ lại tán gia bại sản thì bỏ mịa.

Đôi lúc có bao giờ bạn nghĩ nếu được quay về quá khứ liệu mình có quyết định lại cái gì không. Với mình thì là không, nếu lúc đó mình quyết định như thế tức mình đã ok với điều đó. Còn hiện tại mình hài lòng với cuộc sống hiện tại nên nếu thay đổi quá khứ sẽ có thể xảy ra theo 1 chiều tương lai khác mà mình không biết được, thậm chí có thể tệ hơn.

Thường thì nếu có thì mình hay tiếc những điều mình chưa làm. Còn đã làm rồi thì mình chẳng hối tiếc gì nữa. Ngày xưa nếu anh thanh niên Nguyễn Tất Thành do dự đi bôn ba thì làm gì có đất nước Việt Nam bây giờ :v. Mượn lời anh Đen Vâu:

Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết '"Đi đi em, còn do dự, trời tối trờitốimất..." mất... Cho ChoTiLangThang-DenNgọt Tôi Lang Thang Den, Ngọt'

Chém gió vậy thôi, phần bên dưới là những công cụ giúp bạn ra quyết định chuẩn chỉ hơn.

Công thức IOD

Công thức IOD là một công cụ cực kì hữu ích để giúp mình ra quyết định lớn. Đây là một công thức của anh Nam Chjnsu, một người anh của mình trong cộng đồng. Mình cảm thấy rất may mắn khi biết đến nó, thực sự thì nó hỗ trợ mình rất nhiều.

Công thức IOD đầy đủ là Information - Option - Decision. Rất đơn giản thôi, bạn thu thập thông tin, càng nhiều càng tốt, rồi liệt kê tất cả các lựa chọn có thể, đánh giá tiêu chí được và mất, cuối cùng là đưa ra quyết định. Thông tin là cực kì cực kì quan trọng trong việc ra quyết định, nếu bạn càng có nhiều thông tin, mà lại là những thông tin quan trọng nữa thì việc ra quyết định sẽ tối ưu hơn rất nhiều. Các bạn có thể thấy tại sao các doanh nghiệp họ lại hó đội nghiên cứu dữ liệu, phân tích báo cáo là vì thế, những C-Level sẽ dựa vào những thông tin đó để ra quyết định. Vậy nên team data trong doanh nghiêp lại rất quan trọng là vì thế.

Thông tin là thứ quan trọng nhất trong việc đưa ra quyết định. Càng có nhiều thông tin tốt, lựa chọn sẽ càng sáng suốt.

Quay trở lại công thức IOD, vậy sử dụng IOD như thế nào. Lấy ví dụ gần đây một đồng nghiệp của mình có hỏi mình về lựa chọn trọ mới, bạn ấy sắp hết hạn hợp đồng với trọ cũ nên đang cân nhắc lựa chọn chỗ mới. Bạn tìm được 2 chỗ và đang phân vân không biết nên chọn chỗ nào. Mình mới gợi ý cho đồng nghiệp mình cách đánh giá như sau:

  • Giá tiền

  • Diện tích

  • Có gần công ty không

  • Có nhiều tiện ích không: giặt giũ, đi chợ

  • Không gian phòng có ánh sáng hay không

  • An ninh khu vực có tốt hay không

  • Đặc biệt, tiêu chí nào là tiêu chí quyết định tất cả.

Giả sử bạn ấy đánh giá giá tiền là quan trọng nhất thì có thể quyết định luôn ngay tiêu chí đầu nếu giá tiền quá chênh lệch. Nếu nó chênh lệch rất ít thì sẽ xem tiếp tiêu chí quan trọng thứ 2, cứ như thế đến hết.

Hãy so sánh các tiêu chí giữa các lựa chọn, sắp xếp nó theo thứ tự giảm dần theo trọng số bạn đánh rồi đưa ra quyết định. Nếu bạn càng liệt kê được nhiều tiêu chí thì cơ hội bạn đưa ra lựa chọn tối ưu càng cao. Tuy nhiên nếu quá nhiều tiêu chí “rác”, hoặc bạn không thể đánh nổi trọng số cho nó thì mời bạn sang phần tiếp theo.

Blended Reasoning

Well sẽ có những khi bạn quá do dự về quyết định của bạn. Bạn đi tìm thêm những lí do để thuyết phục bản thân rằng quyết định đó là đúng. Rồi bạn đi hỏi thêm bạn bè chỉ để xác nhận và hợp lí hóa quyết định của bạn. Đôi khi mình cũng hay như vậy, mình cố thuyết phục mình rằng mình đã chọn đúng bằng nhiều lí do “chính đáng”.

Gần đây mình mới đọc trên substack của một anh blogger là Tuấn mon thì mới biết được 1 khái niệm khá thú vị đó là Blended ReasoningSingle Decisive Reason.

Link bạn có thể tham khảo ở đây: https://manyonepercents.substack.com/p/137-blended-reasoning

Blended Reasoning là triệu chứng bạn đi tìm thêm nhiều hơn 1 lí do cho quyết định không chắc chắn của bạn. Những quyết định càng nhiều lí do, tức là bạn đang không cảm thấy chắc chắn nên sẽ nghĩ ra lí do để thuyết phục bạn. Còn Single Decisive Reason thì là lí do quyết định bạn sẽ làm nó hay không. 1 quyết định chỉ cần duy nhất 1 lí do. Khi bạn quyết tâm lựa chọn của mình với chỉ 1 lí do, tức là bạn rất chắc chắn và yên tâm với quyết định ấy.

Gần đây mình cũng gặp 1 tình huống tương tự như vậy. Mình phỏng vấn vài công ty và có pass 2 công ty: một công ty làm product nước ngoài, có nhiều công nghệ hay nhưng mức lương không như mong muốn, và một công ty làm outsource nước ngoài với mức lương vượt mức kì vọng của mình. Lúc này mình rất phân vân, đúng kiểu đứng núi này trông núi nọ. Mình muốn làm công ty product, mà đến khi mình thấy bên kia lương cao thì mình lại do dự. Sau đó mình mới nhớ đến Single Decisive Reason, điều mình dự tính ban đầu trước khi phỏng vấn là chọn công ty product dù có thể lương không như kì vọng, lúc này mình lại quyết định rất dễ dàng :D.

Nếu bạn định tìm nhiều hơn 1 lí do cho quyết định của mình, hãy dừng quyết định đó lại và suy nghĩ thêm. Còn nếu bạn do dự khi có quá nhiều lựa chọn, hãy nghĩ về lí do bạn bắt đầu.

Một điều nữa mình muốn nói là khi bạn đưa ra một quyết định lớn thì hãy nên ghi lại vào nhật kí và lí do bạn đưa ra quyết định đó để sau này bạn có thể rút kinh nghiệm và học hỏi sai lầm từ quá khứ. Còn với những thứ không quan trọng thì quyết định nhanh luôn cho đỡ mệt đầu :v, chẳng hạn phân vân mai có nên dậy sớm chạy bộ hay không. Tập ra quyết định nhanh chóng cho những việc nhỏ là cách rèn luyện cho chúng ta khi phải ra quyết định cho những quyết định lớn.


Cảm ơn các bạn đã theo dõi, hẹn gặp các bạn trong những bài tiếp theo :D.

2
Subscribe to my newsletter

Read articles from Huy Nguyen directly inside your inbox. Subscribe to the newsletter, and don't miss out.

Written by

Huy Nguyen
Huy Nguyen

I am a software engineer with 4 years of experience in developing web applications. My expertise lies in backend development, and I have a deep interest in problem-solving, algorithms, system design, and databases. I am always eager to learn and embrace challenging projects, striving to deliver applications that exceed user expectations. I also love sharing my knowledge and learning from others to foster mutual growth and improvement