#8: Chuyện ghi chú

Huy NguyenHuy Nguyen
8 min read

Những khó khăn với ghi chú

Có bao giờ bạn cảm thấy mông lung trước tập ghi chú của bạn không, bạn note lại nhưng lại bỏ xó nó một chỗ. Hoặc bạn loay hoay tìm kiếm các phương pháp ghi chú nhưng vẫn chưa biết nên theo phương pháp nào. Hoặc đơn giản là có quá nhiều app ghi chú khiến bạn không thể chọn nổi 1 app ghi chú, chọn 1 cái rồi lại bị fomo cái khác haha. Mình cũng từng giống như vậy, xem cả đống vid trên ytb chỉ để học cách làm 1 cái template với Notion mà vẫn không đâu với đâu, đau đầu quấ chọn đại 1 template :D.

Có thể thấy có rất nhiều thứ cản trở chúng ta ghi chú, lười đã đành, đến lúc không lười thì đến mệt với học cách dùng công cụ, thành ra từ không lười lại thành lười. Dưới đây là một số khó khăn mình nghĩ mọi người hay gặp phải khi ghi chú, nếu các bạn có ý kiến cứ bổ sung nhé:

  • Ghi chú rời rạc

  • Khó tìm kiếm thông tin

  • Khó liên kết thông tin

  • Ghi chú không nhất quán

  • Quá nhiều phương pháp ghi chú

  • Phân vân giữa các tool công cụ, học dùng công cụ mất nhiều thời gian.

Nguyên tắc ghi chú hiệu quả

Đối với mình tổ chức và tìm kiếm là 2 vấn đề quan trọng nhất của ghi chú. Tổ chức làm sao cho gọn gàng, để phục vụ tìm kiếm một cách nhanh chóng. Trước hết hãy dạo qua xem có những phong cách ghi chú nào bạn có thể sử dụng.

4 phong cách ghi chú

Phong cách thủ thư

Giống như người thủ thư của thư viện, bạn xếp sách một cách rất ngăn nắp. Sách được chia theo giá sách, từng giá sách lại là 1 chủ đề, mỗi chủ đề lại có 1 chủ đề nhỏ hơn,..

Cũng như vậy, những ghi chú kiểu này sẽ được sắp xếp theo thư mục cha, thư mục con. Kiểu lưu trữ này tuy cổ điển nhưng vô cùng gọn gàng, lại rất dễ thực hiện.

Một số app theo kiểu ghi chú này như One Note, Evernote,..

Ứng dụng ghi chú kỹ thuật số Microsoft OneNote | Microsoft 365

Phong cách kiến trúc sư

Chắc chắn nếu bạn dùng Notion thì không lạ gì, bạn thiết kế tất cả mọi thứ theo hệ thống. Công cụ cho phép tùy biến để xây dựng ghi chú theo cá nhân bạn.

Ghi chú theo kiểu này đòi hỏi phải có cái nhìn tổng quan tốt và khả năng thiết kế logic, sáng tạo. Cá nhân mình không phù hợp kiểu này vì công nghĩ ngợi và thiết kế rất lâu, việc tìm kiếm thông tin cũng không tối ưu cho lắm.

Share with You My Notion Templates (No More Time-consuming Efforts in  Creating Reading Templates in Notion) : r/Notion

Phong cách làm vườn

Đây là phong cách ruột của mình, dành cho những người hơi lộn xộn chút, thích khám phá và không thích gò bó :D. Các note có quan hệ với nhau như đồ thị và phi tuyến tính.

Một trong những app ghi chú theo phong cách này đó là Obsidian, Logseq. Mình thì đang sử dụng Obsidian làm công cụ note chính, mình sẽ nói nhiều hơn về Obsidian ở bài viết sau nhé!

How a note taking app changed my productivity game | by Giuliano Maciocci |  Medium

Phong cách họa sĩ

Phong cách này cũng phóng khoáng như phong cách làm vườn, ít theo quy tắc, và rất ngẫu hững.

Nếu bạn hay note trên Apple note, hay Notepad thì nó chính là phong cách họa sĩ. Note được tạo ra và ghi chú tức thời, một cách nguyên bản, rất nhanh chóng và tiện lợi. Thông thường mình cũng rất hay ghi chú theo kiểu này, như một bộ draft ý tưởng tại thời điểm đó và sẽ chuyển nó về Obsidian để tiêu thụ lúc sau.

iPad Diaries: Optimizing Apple Notes - MacStories

Cách mình tổ chức và hệ thống hóa ghi chú

Cá nhân mình theo phong cách người làm vườn, cho mình tự do liên kết các ý tưởng lại với nhau. Phong cách này cũng tương đối tối giản, không mất nhiều công sức thiết kế mà thuần là note, đặt bút xuống là có thể viết được luôn.

Có một phương pháp ghi chú rất nổi tiếng theo phương pháp này là Zettelkasten, các bạn có thể tham khảo ở đây: https://tuanmon.com/phuong-phap-ghi-chu-zettelkasten/. Mình cũng có ứng dụng một số ý tưởng từ phương pháp này và thấy tương đối hiệu quả.

Dưới đây là cách mình tổ chức hệ thống ghi chú của mình.

Chia thư mục

Dù có hơi bừa bộn tí nhưng mình cũng sắp xếp note theo một cấu trúc thư mục nhất định, nhằm để quản lí cho tiện:

  • Daily notes: đây là thư mục chứa những note hàng ngày của mình. Mỗi note là một ngày. Các nội dung trong note có thể là bất cứ thứ gì mình suy nghĩ, hay mình bắt gặp trong cuộc sống, những note này mình ghi lại để phục vụ việc tiêu thụ lúc sau.

  • Literature notes: đây là thư mục chứa các note kiến thức của người khác. Chẳng hạn khi đọc 1 bài blog nào đó thấy hay, mình sẽ copy nội dung của nó lại nhằm để lưu trữ và tham khảo về sau, cũng như phục vụ mục đích làm giàu ý tưởng cho mình. Trong thư mục này mình cũng chia các note theo từng thư mục nhỏ hơn theo chủ đề khác nhau: như là kinh tế, công nghệ,...

  • Doing: đây là những note đang trong quá trình tiêu thụ. Những note này là của chính mình viết, được chia theo các chủ đề để dễ quản lý.

  • Created: các note doing sau khi mình viết xong mình sẽ chuyển xuống đây để lưu trữ. Khi mình review lại kiến thức của mình, mình có thể vào folder này. Những note này rất quan trọng vì nó phản ánh lại quá trình mình học hỏi và nghiên cứu. Có một thuật ngữ trong phương pháp ghi chú ZettelKasten để chỉ những note này là Evergreen Note (note Thường xanh) hoặc Permanent note

  • Media: đây là folder chứa các media như ảnh, video, ghi âm, mỗi file cũng gọi là note và được các note khác link tới những file media này.

Tag và link là 2 công cụ quan trọng nhất trong hệ thống note của mình

  • Tag: đây là một thành phần quan trọng trong note, dùng để gom nhóm các nội dung theo cùng chủ đề. Chẳng hạn mình để tag là Code, để đánh dấu nó thuộc chủ đề code, hay đánh tag là FleetingNote để đánh dấu nó là Daily note,... Một note có thể có nhiều tag. Mình thường xuyên tìm kiếm theo tag nên việc đánh tag cho note là vô cùng quan trọng.

  • Link: link giúp liên kết 2 note lại với nhau. Dù 2 note có thể khác thư mục nhưng vẫn có thể liên kết với nhau. Việc liên kết note giúp mình hiểu sâu hơn về kiến thức, ghi chú thành mạng lưới, từ một note có thể tìm kiếm các note liên quan. Link chi tiết hơn tag, vì Link sẽ nối trực tiếp 2 note với nhau, còn với tag thì các note sẽ liên kết qua tag.

    Dùng tag và link để liên kết các note

Cấu trúc note

Các note của mình cũng phải tuân thủ theo một cấu trúc nhất định nhằm tìm kiếm thông tin cho hiệu quả:

Thông thường note có những thành phần sau:

  • Tên note: Tên note mình không có quy tắc gì lắm, thường là nội dung chính của note. Mình không hay tìm kiếm theo tên note nên không chú trọng phần tên. Tuy nhiên nếu bạn hay tìm kiếm theo tên note, mình khuyên bạn nên để tên note có cấu trúc và thứ tự, chẳng hạn Tuần_ngày_chủ đề_tên để tra cứu nhanh chóng

  • Meta data: là các thông tin bổ trợ cho note, bao gồm ngày tạo note, các tag của note. Mình thường tìm kiếm note dựa trên meta data.

  • Content: phần nội dung chính của note. Phần này thường được trình bày dưới dạng bullet point để dễ quan sát. Trong phần này mình thường dẫn link đến các note khác hoặc các link bên ngoài, nhằm bổ sung thêm thông tin cho note.

  • Thought: suy nghĩ cá nhân (nếu có), phần này thì thường hay nằm trong daily note là chính.

  • Summary: tóm gọn lại nội dung của note (nếu có)

    Cấu trúc file Daily note của mình

Luồng xử lí note

Các note của mình thường sẽ theo 1 flow hoàn chỉnh. Bắt đầu từ daily note mình sẽ ghi dump vào không cần suy nghĩ vội. Sau 1 thời gian mình sẽ xử lí các daily note. Các note này sẽ được lưu ở Doing, và có link đến daily note. Note Doing sẽ được đánh tag Doing. Khi mình xử lí xong Doing, mình sẽ chuyển nó về Created, xóa tag Doing và chuyển thành tag Created.

Song song với việc ghi note, mình cũng note lại những thứ khác vào Literature notes để nhằm mục đích học và nghiên cứu.


Phù viết xong thì đã gần 1h sáng, hẹn các bạn trong bài tiếp theo, mình sẽ nói về cách mình dùng app Obsidian trong ghi chú nhé.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

1
Subscribe to my newsletter

Read articles from Huy Nguyen directly inside your inbox. Subscribe to the newsletter, and don't miss out.

Written by

Huy Nguyen
Huy Nguyen

I am a software engineer with 4 years of experience in developing web applications. My expertise lies in backend development, and I have a deep interest in problem-solving, algorithms, system design, and databases. I am always eager to learn and embrace challenging projects, striving to deliver applications that exceed user expectations. I also love sharing my knowledge and learning from others to foster mutual growth and improvement